In phần này
22
Thể thức Foursomes (Đánh luân phiên)
Mục đích của luật: Luật 22 quy định thể thức Foursomes (trong đấu đối kháng hoặc đấu gậy), theo đó hai đồng đội thi đấu chung một phe luân phiên đánh một bóng. Luật cho thể thức này về cơ bản giống với đấu cá nhân, trừ việc yêu cầu các đồng đội phải luân phiên phát bóng để bắt đầu hố và luân phiên đánh bóng cho đến khi kết thúc hố.
22
Thể thức Foursomes (Đánh luân phiên)
22.3

Phe phải luân phiên đánh bóng

22.3/1
Khi đánh lại từ khu vực phát bóng ở thể thức Foursomes nam nữ, bóng phải được đánh từ cùng khu vực phát bóng
Khi đánh Foursomes nam nữ (mỗi phe gồm một nam và một nữ) với các khu vực phát bóng khác nhau cho nam và nữ, nếu người chơi nam phát bóng từ khu vực phát bóng với tee-markers màu xanh và đánh bóng đó ra ngoài biên (OB), người chơi nữ cùng phe phải thực hiện cú đánh tiếp theo từ cùng khu vực phát bóng màu xanh đó.
22.3/2
Xác định bóng nào ở trong cuộc khi cả hai đồng đội ở thể thức Foursomes phát bóng từ cùng khu vực phát bóng
Nếu cả người chơi và đồng đội của họ do nhầm lẫn đã phát bóng từ cùng một khu vực phát bóng, phải xác định lượt phát bóng đó là của ai. Ví dụ: người chơi A và B là đồng đội của nhau trong phe A-B. A phát bóng trước; rồi B phát bóng từ cùng khu vực phát bóng đó:
  • Nếu đó là lượt phát bóng của A, bóng của B sẽ là bóng trong cuộc của phe theo hình phạt gậy và khoảng cách (Luật 18.1). Phe đã đánh 3 gậy (gồm một gậy phạt) và lượt đánh tiếp theo là của A.
  • Nếu đó là lượt phát bóng của B, phe thua hố đó trong đấu đối kháng hoặc nhận hai gậy phạt trong đấu gậy do đánh sai thứ tự vì A đã đánh trước. Trong đấu gậy, bóng của B sẽ là bóng trong cuộc của phephe đã đánh 3 gậy (gồm hai gậy phạt) và lượt đánh tiếp theo là của A.
22.3/3
Người chơi không được cố tình đánh hụt bóng để đồng đội của họ có thể đánh
Người chơi không thể thay đổi lượt đánh với đồng đội bằng việc cố tình đánh hụt bóng. “Cú đánh” là chuyển động về phía trước của gậy nhằm đánh vào bóng. Do đó, nếu người chơi đã cố tình đánh hụt bóng, họ đã chưa thực hiện cú đánh và lượt đánh tiếp theo vẫn là của họ. Ví dụ: người chơi A và B là đồng đội của nhau trong phe A-B. Nếu A cố tình đánh hụt bóng để B có thể đánh, A đã chưa thực hiện cú đánh do không có ý định đánh vào bóng. Nếu B đánh bóng ngay sau đó, phe A-B sẽ nhận hình phạt chung do B đã đánh sai thứ tự do lượt đánh vẫn là của A. Tuy nhiên, nếu A có ý định đánh bóng nhưng vô tình đánh hụt, họ đã thực hiện cú đánh và lượt đánh tiếp theo là của B.
22.3/4
Làm gì khi bóng dự phòng được đánh bởi đồng đội sai lượt
Nếu phe quyết định đánh bóng dự phòng, nó phải được đánh bởi đồng đội có lượt đánh tiếp theo của phe. Ví dụ: người chơi A và B là đồng đội của nhau trong phe A-B. A đánh bóng của họ và không chắc là bóng đó ra ngoài biên hoặc bị mất bên ngoài một khu vực phạt. Nếu phe quyết định đánh bóng dự phòng, B phải đánh bóng dự phòng đó. Nếu do nhầm lẫn, A đánh bóng dự phòng, không bị phạt nếu bóng gốc được tìm thấy và bóng dự phòng không trở thành bóng trong cuộc. Tuy nhiên, nếu bóng gốc bị mấtbóng dự phòng trở thành bóng trong cuộc, do A đã đánh bóng dự phòng, phe thua hố đó trong đấu đối kháng hoặc nhận hai gậy phạt trong đấu gậy do đánh bóng sai thứ tự. Trong đấu gậy, phải bỏ bóng dự phòng và B phải quay lại vị trí của cú đánh trước đó vào bóng gốc của A và đưa một bóng vào trong cuộc (Luật 18.2b).
XEM THÊM