Quay lại
23

Thể thức Four-Ball

Nhảy đến phần
Luật chính thức
Xem nội dung luật
In phần này
23
Thể thức Four-Ball
Mục đích của luật: Luật 23 quy định thể thức Four-Ball (trong đấu đối kháng hoặc đấu gậy), theo đó các đồng đội thi đấu chung một phe đánh bóng khác nhau. Điểm số hố của phe là số gậy thấp hơn của các đồng đội ở hố đó.
23
Thể thức Four-Ball
23.2

Tính điểm ở thể thức Four-Ball

23.2a/1
Kết quả hố khi không có bóng nào được đánh vào hố
Trong trận đấu đối kháng Four-Ball, nếu không có người chơi nào hoàn thành hố, phe có người chơi nhấc bóng hoặc bị truất quyền thi đấu cuối cùng ở hố đó sẽ thắng hố đó. Ví dụ: Phe A-B đánh với phe C-D ở trận đối kháng Four-Ball. Ở một hố, do nhầm lẫn A đánh bóng của C và C đánh bóng của A, cả hai kết thúc hố đó với bóng bị nhầm. Cả B và D đánh vào khu vực phạt và cùng nhấc bóng. Khi đang chơi hố tiếp theo, A và C xác định là họ đã đánh nhầm bóng của nhau (đánh bóng sai) ở hố trước đó. Ở tình huống này, A và C bị truất quyền thi đấu ở hố trước đó. Do đó, nếu B nhấc bóng trước D, phe C-D thắng hố đó. Còn nếu D nhấc bóng trước B, phe A-B thắng hố đó. Nếu không thể xác định là ai đã nhấc bóng trước, Hội đồng nên xử lý hố đó có kết quả hòa.
23.2b/1
Kết quả hố phải được xác định cho đúng đồng đội
Trong thể thức đấu gậy Four-Ball, các đồng đội được yêu cầu nộp bảng điểm với kết quả hố được xác định một cách rõ ràng cho đúng người đồng đội đã có điểm số đó. Sau đây là các ví dụ của việc ghi điểm trong thể thức Four-Ball dựa vào bảng điểm của phe A-B:
  • Trong giải đấu có tính điểm chấp, ở hố mà người chơi B nhận một gậy chấp và người chơi A không nhận gậy chấp nào, A và B cùng kết thúc hố đó với 4 gậy. Người ghi điểm ghi lại số gậy thực 4 cho A, không ghi điểm cho B, và ghi điểm net của phe là 3. Bảng điểm đó được nộp cho Hội đồng. Ở tình huống này, 4 gậy của A sẽ là điểm số ở hố đó của phe. Chỉ Hội đồng mới có trách nhiệm áp dụng điểm chấp. Điểm của phe là 4 do nó được xác định là của A. Việc ghi điểm net (3 gậy) của người ghi điểm là không cần thiết.
  • Ở một hố, A nhấc bóng và B kết thúc hố với 5 gậy. Người ghi điểm ghi cho A 6 gậy và B 5 gậy. Bảng điểm đó được nộp cho Hội đồng. Không ai bị phạt do điểm của đồng đội được tính cho phe ở hố đó (B) là chính xác.
  • Ở một hố, A nhấc bóng và B kết thúc hố với 4 gậy. Do nhầm lẫn, người ghi điểm ghi cho A 4 gậy và không ghi điểm cho B. Bảng điểm đó được nộp cho Hội đồng. Ở tình huống này, phe sẽ bị truất quyền thi đấu do điểm số của hố đó của phe được xác định là của A, trong khi A đã không hoàn thành hố đó.
23.2b/2
Áp dụng Ngoại lệ của Luật 3.3b(3) cho bảng điểm không chính xác
Các tình huống sau minh họa cách áp dụng Luật 3.3b(3) (Điểm số hố bị sai) và Luật 23.2b. Trong tất cả các tình huống, phe A-B nộp bảng điểm với điểm của một hố bị sai và lỗi được phát hiện sau khi bảng điểm đã được nộp nhưng trước khi giải đấu kết thúc.
  • A nộp điểm 4 gậy và B là 5 gậy. A chạm gậy vào cát trong một bẫy cát khi đang backswing và biết là đã vi phạm Luật 12.2b(1) (Các hạn chế khi chạm cát trong bẫy cát) trước khi nộp bảng điểm nhưng không cộng gậy phạt vào điểm số hố đó của họ.
  • Ngoại lệ của Luật 3.3b(3) không được áp dụng do A đã biết về hình phạt đó và do đó phe bị truất quyền thi đấu theo Luật 23.2b.
  • A nộp điểm 4 gậy và B là 5 gậy. A đã vi phạm Luật 12.2b(1) do chạm gậy vào cát trong một bẫy cát khi swing nháp nhưng cả hai đồng đội không biết về vi phạm đó trước khi nộp bảng điểm. Ngoại lệ của Luật 3.3b(3) được áp dụng. Do điểm của A là điểm được tính cho phe ở hố đó, Hội đồng phải áp dụng hình phạt chung cho A ở hố đó do vi phạm Luật 12.2b(1). Do đó, điểm của phe ở hố đó là 6. Luật chỉ cho phép chuyển qua tính điểm của B ở hố đó nếu điểm của cả hai đồng đội là giống nhau ở cùng một hố (Luật 23.2b(2)).
  • A nộp điểm 4 gậy và B là 6 gậy. A đã di chuyển bóng của họ khi loại bỏ một vật thể tự nhiên rời, vi phạm Luật 15.1b. A đã đặt lại bóng nhưng không biết là có một gậy phạt. B thấy toàn bộ tình huống đó và biết về hình phạt của A. Bảng điểm được nộp với 4 gậy cho A và 6 gậy cho B. Điểm của A đúng ra là 5 gậy khi cộng thêm một gậy phạt. Ngoại lệ của Luật 3.3b(3) không được áp dụng do B đã biết về tình huống đó và hình phạt tương ứng đối với A. Phe bị truất quyền thi đấu theo Luật 23.2b.
  • A và B đều nộp điểm 4 gậy. A đã nhấc bóng của họ để xác định trong khu vực chung mà không có cơ sở hợp lý để nhấc bóng đó. Cả A và B đều không biết về hình phạt do vi phạm Luật 7.3 trước khi nộp bảng điểm. Do điểm số của hai đồng đội giống nhau, Hội đồng có thể sử dụng một trong hai. Nếu Hội đồng đã tính điểm của A và sau đó phát hiện là sai, Hội đồng sẽ tính điểm của B, là điểm số chính xác, và phe không bị phạt.
23.4

Một hoặc cả hai đồng đội có thể đại diện cho phe

23.4/1
Xác định điểm chấp trong đấu đối kháng khi một người chơi không thể thi đấu
Nếu trong một trận đấu đối kháng Four-Ball có tính điểm chấp mà người chơi có điểm chấp thấp nhất không thể thi đấu, người chơi đó vẫn sẽ được tính do họ vẫn có thể chơi cho phe giữa hai hố, nghĩa là chỉ trước khi bất kỳ người chơi nào ở cả hai phe đã bắt đầu một hố (trong thể thức đấu đối kháng). Gậy chấp sẽ được tính như khi có đủ bốn người chơi. Nếu điểm chấp của người chơi vắng mặt được báo sai, Luật 3.2c(1) (Khai báo điểm chấp) được áp dụng.
23.6

Thứ tự đánh của phe

23.6/1
Bỏ đi quyền đánh theo thứ tự mà phe cho là tốt nhất
Trong một trận đấu đối kháng Four-Ball, nếu một phe tuyên bố hoặc ngụ ý là người chơi ở phe đó có bóng xa hố cờ nhất sẽ không hoàn thành hố đó, và sau đó một đối thủ đã đánh bóng, người chơi đó đã bỏ đi quyền kết thúc hố đó của họ, và phe đó không thể thay đổi quyết định đó. Ví dụ: Phe A-B đánh với phe C-D trong một trận đấu Four-Ball. Tất cả bốn bóng đều ở trên khu vực gạt bóng với A, B và D đã đánh 2 gậy trong khi C đã đánh 4 gậy. Bóng của A và C cách cờ tầm 10 feet, bóng của B cách cờ 2 feet và bóng của D cách 3 feet. C nhấc bóng. A đề nghị là chỉ B và D chơi tiếp hố đó. Sau khi D đánh, A đã mất đi quyền được đánh và điểm số của A sẽ không được tính cho phe ở hố đó (ví dụ như sau khi B gạt không vào hố). Kết quả sẽ khác đi nếu như B ở xa hố cờ hơn D. Nếu B gạt bóng trước nhưng không vào hố, A vẫn có còn quyền kết thúc hố đó nếu họ đánh trước khi D đánh.
23.6/2
Các đồng đội phải không làm trì hoãn cuộc chơi một cách vô lý khi đánh theo thứ tự có lợi cho họ
Ví dụ của các tình huống mà các đồng đội của phe A-B khi đánh theo thứ tự họ cho là tốt nhất sẽ nhận phạt theo Luật 5.6a do làm trì hoãn cuộc chơi một cách vô lý:
  • Cú phát bóng của A ở hố par-3, mà phải đánh qua một khu vực phạt, đưa bóng đến nằm yên trong khu vực phạt đó trong khi cú đánh của B đưa bóng lên khu vực gạt bóng. Phe đi lên khu vực gạt bóng với A không đánh bóng của A theo luật về khu vực phạt. B mất 4 cú gạt bóng để kết thúc hố đó. A sau đó quyết định rời khu vực gạt bóng, quay lại khu vực phát bóng và đưa một bóng khác vào trong cuộc.
  • Sau cú phát bóng, bóng của A ở cách cờ 220 yards và bóng của B cách cờ 240 yards. A đánh cú thứ hai trước B. Bóng của A đến nằm yên cách cờ 30 yards và phe quyết định là A đi đến và đánh cú thứ ba của A trước khi B đánh.
23.6/3
Khi cú đánh của phe có thể bị đối thủ hủy trong đấu đối kháng
Khi cả hai người chơi trong một phe đánh bóng từ bên ngoài khu vực phát bóng trong một trận đấu Four-Ball, chỉ cú đánh sau cùng mới có thể bị hủy theo Luật 6.1b. Ví dụ: trong một trận đấu đối kháng Four-Ball với phe A-B đánh với phe C-D, nếu cả A và B cùng đánh bóng từ bên ngoài khu vực phát bóng với A đánh trước B, phe C-D có thể hủy cú đánh của B, nhưng không thể hủy cú đánh của A. Luật 6.1b quy định việc hủy cú đánh phải được thực hiện nhanh chóng. Điều này cũng được áp dụng nếu cả A và B đánh khi lượt đánh đúng là của C hoặc D.
23.7

Đồng đội có thể dùng chung gậy

23.7/1
Đồng đội có thể tiếp tục cho lời khuyên và dùng chung gậy sau khi trận đấu diễn ra cùng lúc đã kết thúc
Khi các trận đấu Four-Ball và đơn đồng thời diễn ra, hai người chơi cùng phe không phải là đồng đội của nhau khi trận Four-Ball đã kết thúc. Tuy nhiên, hai người chơi đã là đồng đội của nhau đó vẫn được phép cho lời khuyên lẫn nhau và dùng chung gậy ở phần còn lại của các trận đấu đơn. Ví dụ: phe A-C đánh với phe C-D trong một trận đối kháng Four-Ball cùng lúc với các trận đối kháng đơn giữa A và C và B và D, tất cả các trận đấu có 18 hố. A và B dùng chung gậy, là 14 gậy mà A mang theo. Nếu trận Four-Ball kết thúc ở hố 16, nhưng cả hai trận đơn đang hòa, A và B có thể tiếp tục dùng chung gậy và cho lời khuyên lẫn nhau, cho dù A và B không còn là đồng đội của nhau nữa.
23.8

Hạn chế trong việc người chơi đứng sau đồng đội khi thực hiện cú đánh

23.8/1
Áp dụng hình phạt khi người chơi đứng trên hoặc gần đường nối dài của hướng đánh về phía sau đồng đội
Ở thể thức Four-Ball, khi một người chơi đứng trên hoặc gần với đường nối dài của hướng đánh về phía sau đồng đội của họ, vi phạm Luật 10.2b(4) hoặc 23.8, cách áp dụng hình phạt sẽ phụ thuộc vào lí do mà người chơi đứng ở đó, và nếu có vi phạm, người chơi hoặc đồng đội của họ đã được hỗ trợ bởi vi phạm đó hay không. Các ví dụ là:
  • Người chơi nhận hình phạt chung theo Luật 23.8 nếu họ đã đứng trên hoặc gần với đường nối dài của hướng đánh để trợ giúp cho cú đánh tiếp theo của chính họ (như là để tìm hiểu thông tin về độ dốc của khu vực gạt bóng từ cú gạt bóng của đồng đội).
  • Đồng đội nhận hình phạt chung theo Luật 10.2b(4) nếu người chơi đứng ở khu vực cấm để giúp đồng đội nhắm hướng cho cú đánh tiếp theo của đồng đội đó và cú đánh đó được thực hiện mà cả hai (người chơi hoặc đồng đội) không rời khỏi vị trí đó trước.
  • Nếu người chơi đứng ở khu vực cấm để giúp đồng đội của họ chỉnh hướng cho cú đánh tiếp theo của đồng đội đó, và khi làm thế đồng thời tìm hiểu thông tin về độ dốc của khu vực gạt bóng cho cú đánh tiếp theo của chính họ, cả người chơi và đồng đội sẽ nhận hình phạt chung. Đó là do vi phạm Luật 10.2b(4) của đồng đội cũng trợ giúp người chơi, nên người chơi sẽ nhận hình phạt giống như của đồng đội (xem Luật 23.9a(2)). (Mới)
23.9

Khi nào hình phạt được áp dụng cho chỉ một hoặc cả hai đồng đội

23.9a(2)/1
Các ví dụ khi vi phạm của người chơi trợ giúp đồng đội
Ở cả hai thể thức đấu gậyđấu đối kháng Four-Ball, khi vi phạm luật của một người chơi trợ giúp đồng đội của họ, đồng đội đó sẽ nhận hình phạt giống người chơi. Ví dụ khi cả hai đồng đội của phe A-B cùng nhận hình phạt giống nhau:
  • Phe A-B đánh với phe C-D, bóng của B ở gần hố cờ và ở vị trí có thể giúp A nhắm hướng cho cú gạt bóng của A. C yêu cầu B đánh dấu và nhấc bóng của B. B từ chối nhấc bóng và A gạt bóng với bóng của B giúp họ nhắm hướng. B nhận hình phạt chung theo Luật 15.3a (Bóng trên khu vực gạt bóng hỗ trợ cuộc chơi) do không nhấc bóng hỗ trợ, và do việc này đã trợ giúp A, A cũng sẽ nhận hình phạt chung.
  • Bóng A ra ngoài biên và A quyết định không kết thúc hố. Bóng của B có khoảng cách đến hố cờ tương tự nên A thả một bóng ở gần bóng của B và đánh lên khu vực gạt bóng và khi làm thế, trợ giúp B. Do hố chưa hoàn thành và kết quả chưa được xác định, các cú đánh tiếp theo của A được xem là đánh tập, vi phạm Luật 5.5a (Đánh tập khi đang chơi một hố). Do việc đánh tập đó của A đã trợ giúp cho B, B cũng nhận hình phạt chung.
23.9a(2)/2
Ví dụ khi vi phạm của người chơi gây thiệt hại cho đối thủ
Trong đấu đối kháng Four-Ball, nếu vi phạm luật của một người chơi gây thiệt hại cho đối thủ, đồng đội của người chơi đó cũng sẽ nhận hình phạt giống người chơi. Ví dụ: phe A-B đánh với phe C-D trong một trận đấu Four-Ball. A báo sai số gậy họ đã thực hiện ở một hố cho C hoặc D khi tất cả bốn người chơi đang cạnh tranh nhau ở hố đó. Phe C-D lên chiến thuật dựa vào thông tin này và rồi một trong số họ thực hiện cú đánh. A nhận hình phạt chung theo Luật 3.2d(1) (Báo cho đối thủ số gậy đã đánh) do báo sai số gậy đã đánh. B cũng sẽ nhận hình phạt tương tự do vi phạm này gây thiệt hại cho đối thủ. Phe A-B do đó sẽ thua hố đó.
23.9a(2)/3
Báo sai số gậy đã đánh hoặc không báo cho đối thủ về hình phạt không bao giờ gây thiệt hại cho đối thủ khi người chơi đã không còn có khả năng cạnh tranh nữa
Khi một người chơi trong một trận đấu Four-Ball không còn có thể cạnh trạnh ở một hố nữa và họ báo sai số gậy đã đánh hoặc không thông báo cho đối thủ về một hình phạt, viêc này không bao giờ được xem là gây thiệt hại cho đối thủ do điểm số của người chơi ở hố đó không còn có ý nghĩa gì nữa. Ví dụ: phe A-B đánh với phe C-D trong một trận đấu Four-Ball. A nhận một gậy phạt và không báo cho đối thủ về nó. Nếu sau đó B kết thúc hố trước khi C hoặc D thực hiện một cú đánh khác hoặc có một hành động tương tự và điểm của B thấp hơn A có thể đạt được trước khi cộng thêm gậy phạt, A được xem như đã không còn có thể cạnh tranh nữa và chỉ bị truất quyền thi đấu khỏi hố đó theo Luật 3.2d.
XEM THÊM