In phần này
3
Giải đấu
Mục đích của luật: Luật 3 quy định ba yếu tố chính của tất cả các giải đấu golf:
  • Chơi theo thể thức đấu đối kháng hoặc đấu gậy,
  • Chơi cá nhân hoặc với một đồng đội chung phe, và
  • Tính điểm thực (không áp dụng gậy chấp) hoặc điểm net (có áp dụng gậy chấp).
3
Giải đấu
3.1

Các yếu tố chính của mỗi giải đấu

3.1a

Thể thức chơi: Đấu đối kháng hoặc đấu gậy

(1) Đấu đối kháng hoặc đấu gậy thông thường. Đây là các thể thức chơi rất khác nhau:
  • Ở thể thức đấu đối kháng (xem Luật 3.2), người chơi và đối thủ thi đấu với nhau dựa vào số hố thắng, thua hoặc hòa.
  • Ở thể thức đấu gậy thông thường (xem Luật 3.3), tất cả người chơi thi đấu với nhau dựa vào tổng gậy – nghĩa là, cộng tất cả số gậy của mỗi người chơi (gồm các cú đánh và gậy phạt) ở mỗi hố trong tất cả các vòng đấu.
Hầu hết các luật được áp dụng cho cả hai thể thức, tuy nhiên một vài luật chỉ được áp dụng cho thể thức này hoặc kia. Xem Quy chế Hội đồng, Phần 6C(11) (Một số lưu ý của Hội đồng khi điều hành giải đấu kết hợp hai thể thức trong một vòng đấu). (2) Các thể thức đấu gậy khác. Luật 21 quy định các thể thức đấu gậy khác (Stableford, Số gậy tối đaPar/Bogey) sử dụng phương pháp tính điểm khác. Luật 1-20 được áp dụng cho các thể thức đó, với các điều chỉnh ở Luật 21.
3.1b

Cách người chơi thi đấu: Chơi cá nhân hoặc đồng đội

Golf được chơi bởi những người chơi đơn lẻ thi đấu độc lập hoặc bởi những đồng đội thi đấu cùng nhau trong một phe. Mặc dù Luật 1-20 và Luật 25 tập trung vào thi đấu cá nhân, chúng cũng được áp dụng:
  • Trong các giải đấu liên quan đến đồng đội (FoursomesFour-Ball), như được điều chỉnh ở Luật 2223, và
  • Trong các giải đấu theo đội, như được điều chỉnh ở Luật 24.
3.1c

Cách người chơi tính điểm: Điểm thực hoặc điểm net

(1) Giải đấu không tính điểm chấp. Trong giải đấu không tính điểm chấp:
  • “Điểm thực” của mỗi hố hoặc vòng đấu của người chơi là tổng số gậy của họ (gồm các cú đánh và gậy phạt).
  • Không áp dụng điểm chấp của người chơi.
(2) Giải đấu có tính điểm chấp. Trong giải đấu có tính điểm chấp:
  • "Điểm net" của mỗi hố hoặc vòng đấu của người chơi là điểm thực được điều chỉnh theo số gậy chấp của người chơi.
  • Làm điều này để những người chơi có trình độ khác nhau có thể thi đấu với nhau một cách công bằng.
3.2

Đấu đối kháng

Mục đích của luật: Đấu đối kháng có các luật riêng (đặc biệt là về thừa nhận và cung cấp thông tin về số gậy đã đánh) bởi người chơi và đối thủ:
  • Chỉ thi đấu với người còn lại qua mỗi hố,
  • Có thể thấy người còn lại đánh thế nào, và
  • Có thể bảo vệ quyền lợi của bản thân họ.
3.2a

Kết quả hố và trận đấu

(1) Thắng hố. Người chơi thắng một hố khi:
  • Người chơi hoàn thành hố với ít gậy (gồm các cú đánh và gậy phạt) hơn đối thủ,
  • Đối thủ thừa nhận hố, hoặc
  • Đối thủ nhận hình phạt chung (thua hố).
Nếu bóng đang chuyển động của đối thủ cần phải vào hố để hòa hố đó và bóng bị cố tình làm chệch hướng hoặc dừng lại khi không có khả năng hợp lý bóng có thể vào hố (như là khi bóng đã lăn qua hố cờ và sẽ không lăn ngược lại), kết quả của hố đó đã được xác định và người chơi thắng hố đó (xem Ngoại lệ, Luật 11.2a). (2) Hòa hố. Hòa hố khi:
  • Người chơi và đối thủ hoàn thành hố với số gậy (gồm các cú đánh và gậy phạt) bằng nhau, hoặc
  • Người chơi và đối thủ đồng ý hòa hố (nhưng chỉ được phép sau khi ít nhất một trong số các người chơi đã thực hiện cú đánh để bắt đầu hố đó).
(3) Thắng trận đấu. Người chơi thắng trận đấu khi:
  • Người chơi dẫn đối thủ nhiều hố hơn là số hố còn lại của trận đấu,
  • Đối thủ thừa nhận trận đấu, hoặc
  • Đối thủ bị truất quyền thi đấu.
(4) Kéo dài trận đấu hòa. Nếu trận đấu hòa sau hố cuối cùng:
  • Trận đấu được kéo dài từng hố một cho đến khi có người thắng. Xem Luật 5.1 (phần kéo dài của trận đấu là sự tiếp tục của cùng vòng đấu, không phải là một vòng đấu mới).
  • Các hố được đánh theo cùng thứ tự như trong vòng đấu, trừ khi Hội đồng quy định một thứ tự khác.
Tuy nhiên, Điều lệ thi đấu có thể quy định trận đấu sẽ kết thúc hòa thay vì kéo dài. (5) Khi kết quả là cuối cùng. Kết quả của trận đấu là cuối cùng theo cách được quy định bởi Hội đồng (nên được làm rõ trong Điều lệ thi đấu), như là:
  • Khi kết quả được ghi lại trên bảng ghi điểm chính thức hoặc ở một nơi khác, hoặc
  • Khi kết quả được báo cáo cho một người được Hội đồng chỉ định.
Xem Quy chế Hội đồng, Phần 5A(7) (Các khuyến nghị về cách để kết quả của trận đấu là cuối cùng).
3.2b

Thừa nhận

(1) Người chơi có thể thừa nhận cú đánh, hố hoặc trận đấu. Người chơi có thể thừa nhận cú đánh tiếp theo của đối thủ, hố hoặc trận đấu:
  • Thừa nhận cú đánh tiếp theo. Được cho phép ở bất kỳ thời điểm nào trước khi cú đánh tiếp theo của đối thủ được thực hiện.
    • Đối thủ sau đó đã hoàn thành hố với điểm số bao gồm cả cú đánh được thừa nhận, và bóng có thể được nhặt lên bởi bất kỳ ai.
    • Việc thừa nhận được thực hiện khi bóng của đối thủ đang chuyển động sau cú đánh trước đó sẽ được áp dụng cho cú đánh tiếp theo của đối thủ, trừ khi bóng đang chuyển động đó vào hố (trong trường hợp đó việc thừa nhận không có ý nghĩa gì).
    • Người chơi có thể thừa nhận cú đánh tiếp theo của đối thủ bằng cách làm chệch hướng hoặc dừng bóng đang chuyển động của đối thủ chỉ khi không có cơ hội rõ ràng rằng bóng đang chuyển động đó có thể vào hố và hành động đó (làm chệch hướng hoặc dừng bóng) được thực hiện là để thừa nhận cú đánh tiếp theo của đối thủ.
  • Thừa nhận hố. Được cho phép ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hoàn thành hố (xem Luật 6.5), bao gồm trước khi các người chơi bắt đầu hố đó. Tuy nhiên, người chơi và đối thủ không được phép thỏa thuận thừa nhận hố cho nhau để rút ngắn trận đấu. Nếu họ biết là không được phép mà vẫn làm thế, họ sẽ bị truất quyền thi đấu.
  • Thừa nhận trận đấu. Được cho phép ở bất kỳ thời điểm nào trước khi kết quả trận đấu là cuối cùng (xem Luật 3.2a(3)(4)), bao gồm trước khi các người chơi bắt đầu trận đấu đó.
(2) Thừa nhận như thế nào. Thừa nhận được thực hiện chỉ khi được truyền đạt một cách rõ ràng:
  • Có thể thực hiện bằng lời nói hoặc hành động (như là làm một cử chỉ, điệu bộ) để thể hiện rõ ràng ý định thừa nhận cú đánh, hố hoặc trận đấu của người chơi.
  • Nếu đối thủ nhấc bóng của họ không đúng luật vì hiểu nhầm một cách hợp lý rằng câu nói hoặc hành động của người chơi là để thừa nhận cú đánh tiếp theo, hố hoặc trận đấu, sẽ không bị phạt và bóng phải được đặt lại ở vị trí ban đầu của nó (nếu không biết thì phải ước lượng) (xem Luật 14.2). Việc thừa nhận là không thể thay đổi và không thể bị từ chối hoặc rút lại.
3.2c

Áp dụng điểm chấp trong trận đấu có tính điểm chấp

(1) Khai báo điểm chấp. Người chơi và đối thủ nên báo điểm chấp của họ cho nhau trước trận đấu. Nếu người chơi báo sai điểm chấp trước hoặc trong trận đấu và không sửa lỗi đó trước khi đối thủ thực hiện cú đánh tiếp theo:
  • Khai báo điểm chấp cao hơn. Người chơi bị truất quyền thi đấu nếu điều này ảnh hưởng đến số gậy người chơi phải chấp hoặc được chấp. Nếu không ảnh hưởng, sẽ không bị phạt.
  • Khai báo điểm chấp thấp hơn. Sẽ không bị phạt và người chơi phải sử dụng điểm chấp thấp hơn đó để tính số gậy mà người chơi phải chấp hoặc được chấp.
(2) Những hố được áp dụng điểm chấp.
  • Các gậy chấp được phân bố theo hố, và điểm net hố thấp hơn sẽ thắng hố đó.
  • Nếu một trận đấu hòa được kéo dài, gậy chấp được phân bố theo hố với cùng cách như trong vòng đấu (trừ khi Hội đồng quy định cách khác).
Mỗi người chơi có trách nhiệm biết những hố nào mà họ chấp hoặc được chấp gậy, dựa vào độ khó của hố (thường có trên bảng điểm) được xác lập bởi Hội đồng. Nếu các người chơi không áp dụng hoặc áp dụng sai gậy chấp ở một hố, kết quả mà họ đồng ý với nhau ở hố đó sẽ được giữ nguyên, trừ khi người chơi sửa lỗi đó đúng hạn (xem Luật 3.2d(3)).
3.2d

Trách nhiệm của người chơi và đối thủ

(1) Báo cho đối thủ số gậy đã đánh. Ở bất kỳ thời điểm nào khi đang chơi một hố hoặc sau khi hoàn thành hố, đối thủ có thể hỏi người chơi số gậy (gồm các cú đánh và gậy phạt) mà người chơi đã thực hiện ở hố đó. Việc này là để cho đối thủ quyết định cách chơi cú đánh tiếp theo và phần còn lại của hố đó, hoặc để xác nhận kết quả của hố vừa hoàn thành. Khi được hỏi về số gậy đã đánh, hoặc khi tự báo thông tin đó:
  • Người chơi phải báo chính xác số gậy đã đánh.
  • Người chơi không trả lời yêu cầu của đối thủ được xem giống như báo sai số gậy đã đánh.
Người chơi nhận hình phạt chung (thua hố) nếu họ báo sai số gậy đã đánh cho đối thủ, trừ khi người chơi sửa lỗi kịp thời:
  • Báo sai số gậy khi đang chơi một hố. Người chơi phải báo số gậy chính xác trước khi đối thủ thực hiện một cú đánh khác hoặc có một hành động tương tự (như là thừa nhận hố hoặc cú đánh tiếp theo của người chơi).
  • Báo sai số gậy sau khi hoàn thành hố. Người chơi phải báo số gậy chính xác đã đánh:
    • Trước khi bất kỳ người chơi nào thực hiện cú đánh để bắt đầu một hố khác hoặc có một hành động tương tự (như là thừa nhận hố tiếp theo hoặc trận đấu) hoặc,
    • Đối với hố cuối cùng của trận, trước khi kết quả của trận đấu là cuối cùng (xem Luật 3.2a(5)).
Ngoại lệ - Không bị phạt nếu không ảnh hưởng đến kết quả hố: Nếu người chơi báo sai số gậy đã đánh sau khi hoàn thành hố nhưng không làm ảnh hưởng đến hiểu biết của đối thủ về kết quả thắng, thua hoặc hòa của hố đó, sẽ không bị phạt. (2) Báo cho đối thủ về hình phạt. Khi người chơi nhận phạt:
  • Người chơi phải báo cho đối thủ về hình phạt đó sớm nhất có thể, có tính đến khoảng cách giữa người chơi và đối thủ và các yếu tố thực tế khác. Tuy nhiên, việc thông báo cho đối thủ về hình phạt đó trước khi đối thủ thực hiện cú đánh tiếp theo của họ không phải lúc nào cũng khả thi.
  • Yêu cầu này được áp dụng cho dù nếu người chơi không biết về hình phạt đó (vì người chơi được mong đợi phải biết khi nào họ đã phạm luật).
Nếu người chơi không làm điều này và không sửa lỗi trước khi đối thủ thực hiện một cú đánh khác hoặc có một hành động tương tự (như là thừa nhận hố hoặc cú đánh tiếp theo của người chơi), người chơi sẽ nhận hình phạt chung (thua hố). Ngoại lệ - Không bị phạt khi đối thủ đã biết về vi phạm của người chơi: Nếu đối thủ đã biết người chơi nhận phạt, như là khi thấy người chơi thực hiện giải thoát có phạt một cách rõ ràng, người chơi không bị phạt vì không báo cho đối thủ về điều đó. (3) Biết kết quả trận đấu. Các người chơi được mong đợi biết kết quả trận đấu – nghĩa là một trong số họ dẫn bao nhiêu hố (“hố dẫn” trong trận đấu) hoặc trận đấu đang hòa. Nếu các người chơi, do nhầm lẫn, cùng đồng ý với một kết quả sai:
  • Họ có thể sửa kết quả trận đấu đó trước khi một trong số các người chơi thực hiện cú đánh để bắt đầu một hố khác, hoặc đối với hố cuối cùng, trước khi kết quả trận đấu là cuối cùng (xem Luật 3.2a(5)).
  • Nếu không được sửa đúng hạn như trên, kết quả sai đó sẽ trở thành kết quả của trận đấu.
Ngoại lệ - Khi người chơi yêu cầu xử lý luật đúng hạn: Nếu người chơi có yêu cầu xử lý luật đúng hạn (xem Luật 20.1b), mà theo đó đối thủ (1) đã báo sai số gậy đã đánh hoặc (2) không báo cho người chơi về một hình phạt, kết quả sai của trận đấu phải được sửa. (4) Bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân. Người chơi trong một trận đấu nên bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân họ theo luật:
  • Nếu người chơi biết hoặc tin rằng đối thủ đã phạm luật có kèm theo hình phạt, người chơi có thể chọn có hoặc không có hành động đối với vi phạm đó.
  • Tuy nhiên, nếu người chơi và đối thủ thỏa thuận để không áp dụng luật hoặc hình phạt mà họ biết có áp dụng, và bất kỳ người nào trong số họ đã bắt đầu vòng đấu, cả hai sẽ bị truất quyền thi đấu theo Luật 1.3b.
  • Nếu người chơi và đối thủ không đồng ý rằng một trong số họ đã phạm luật, một trong số các người chơi có thể bảo vệ quyền và lợi ích của họ bằng cách yêu cầu xử lý theo Luật 20.1b.
Nếu một trọng tài được phân công đi theo một trận đấu trong cả vòng đấu, trọng tài đó có trách nhiệm xử lý tất cả vi phạm luật mà họ biết hoặc được báo lại (xem Luật 20.1b(1)).
3.3

Đấu gậy

Mục đích của luật: Đấu gậy có các luật riêng (đặc biệt là về bảng điểm và kết thúc hố) bởi vì:
  • Mỗi người chơi thi đấu với tất cả người chơi khác trong giải đấu, và
  • Tất cả người chơi được đối xử như nhau theo luật.
Sau vòng đấu, người chơi và người ghi điểm phải xác nhận kết quả mỗi hố của người chơi là chính xác và người chơi phải nộp bảng điểm cho Hội đồng.
3.3a

Người chiến thắng trong đấu gậy

Người chơi hoàn thành tất cả các vòng đấu với tổng gậy (gồm các cú đánh và gậy phạt) thấp nhất là người chiến thắng. Trong giải đấu có tính điểm chấp, điều này có nghĩa là tổng gậy net thấp nhất. Xem Quy chế Hội đồng, Phần 5A(6) (Điều lệ thi đấu nên quy định cách giải quyết trong trường hợp hòa).
3.3b

Ghi điểm trong đấu gậy

Điểm số của người chơi được ghi lại trên bảng điểm của họ bởi người ghi điểm, là người được xác định bởi Hội đồng hoặc được chọn bởi người chơi theo cách được Hội đồng cho phép. Người chơi phải có cùng một người ghi điểm cho cả vòng đấu, trừ khi được Hội đồng cho phép thay đổi. (1) Trách nhiệm của người ghi điểm: Ghi điểm và xác nhận điểm hố trên bảng điểm. Sau mỗi hố trong vòng đấu, người ghi điểm nên xác nhận với người chơi số gậy (gồm các cú đánh và gậy phạt) ở hố đó và ghi số gậy thực lên bảng điểm. Khi vòng đấu kết thúc:
  • Người ghi điểm phải xác nhận kết quả các hố trên bảng điểm.
  • Nếu người chơi có nhiều hơn một người ghi điểm, mỗi người ghi điểm phải xác nhận kết quả của các hố mà họ là người ghi điểm, tuy nhiên, nếu một trong những người ghi điểm này thấy người chơi chơi ở tất cả các hố, người ghi điểm đó có thể xác nhận kết quả của tất cả các hố.
Người ghi điểm có thể từ chối xác nhận điểm số hố của người chơi nếu họ tin rằng nó không chính xác. Trong trường hợp đó, Hội đồng sẽ xem xét các chứng cứ có sẵn và đưa ra quyết định về điểm số hố của người chơi. Nếu người ghi điểm vẫn từ chối xác nhận điểm số của người chơi, Hội đồng có thể xác nhận điểm số đó hoặc chấp nhận việc xác nhận của một người khác mà đã thấy người chơi chơi ở hố đó. Nếu người ghi điểm, là một người chơi, cố tình xác nhận sai điểm số hố, người ghi điểm đó sẽ bị truất quyền thi đấu theo Luật 1.2a.
(2) Trách nhiệm của người chơi: Xác nhận kết quả hố và nộp bảng điểm. Trong vòng đấu, người chơi nên theo dõi điểm số mỗi hố của họ. Khi kết thúc vòng đấu, người chơi:
  • Nên kiểm tra cẩn thận điểm số hố được ghi lại bởi người ghi điểm và nêu ý kiến với Hội đồng nếu có vấn đề,
  • Phải đảm bảo rằng người ghi điểm xác nhận điểm số hố trên bảng điểm,
  • Không được sửa điểm số hố đã được ghi lại bởi người ghi điểm trừ khi có sự đồng ý của người ghi điểm hoặc sự cho phép của Hội đồng (nhưng cả người chơi và người ghi điểm không cần phải xác nhận thêm cho việc thay đổi này trên bảng điểm), và
  • Phải xác nhận điểm số hố trên bảng điểm và nhanh chóng nộp bảng điểm cho Hội đồng, sau thời điểm đó người chơi không được phép thay đổi bảng điểm.
Nếu người chơi vi phạm một trong các yêu cầu này của Luật 3.3b, người chơi bị truất quyền thi đấu. Ngoại lệ - Không bị phạt khi vi phạm do người ghi điểm không thực hiện bổn phận: Sẽ không bị phạt nếu Hội đồng xác định rằng việc vi phạm Luật 3.3b(2) là do người ghi điểm không thực hiện bổn phận của họ (như khi người ghi điểm bỏ đi cùng với bảng điểm của người chơi hoặc không xác nhận bảng điểm đó), miễn là việc này ngoài tầm kiểm soát của người chơi. Xem Quy chế Hội đồng, Phần 5A(5) (Một số khuyến nghị về cách quy định khi nào bảng điểm đã được nộp). Xem Quy chế Hội đồng, Phần 8; Luật địa phương mẫu L-1 (Giảm hình phạt cho việc nộp bảng điểm mà không có chữ ký xác nhận). (3) Điểm số hố bị sai. Nếu người chơi nộp bảng điểm có điểm số của bất kỳ hố nào bị sai:
  • Điểm nộp cao hơn điểm thực tế. Điểm số cao hơn trong bảng điểm sẽ được giữ nguyên.
  • Điểm nộp thấp hơn điểm thực tế hoặc không nộp bảng điểm. Người chơi bị truất quyền thi đấu.
Ngoại lệ - Không tính gậy phạt không biết: Nếu điểm số của một hoặc nhiều hố của người chơi thấp hơn điểm thực tế do họ không tính một hoặc nhiều gậy phạt mà người chơi không biết trước khi nộp bảng điểm:
  • Người chơi không bị truất quyền thi đấu.
  • Thay vì thế, nếu lỗi được phát hiện trước khi giải đấu kết thúc, Hội đồng sẽ điều chỉnh kết quả của hố hoặc các hố đó của người chơi bằng cách cộng thêm các gậy phạt đúng ra đã được cộng vào kết quả của hố hoặc các hố đó.
Ngoại lệ này không được áp dụng:
  • Khi hình phạt bị bỏ qua là truất quyền thi đấu, hoặc
  • Khi người chơi được báo rằng họ có thể bị phạt hoặc người chơi không chắc chắn có bị phạt hay không nhưng không nêu vấn đề đó lên Hội đồng trước khi nộp bảng điểm.
(4) Người chơi không có trách nhiệm về điểm chấp hoặc điểm tổng trên bảng điểm. Luật không yêu cầu người chơi phải có trách nhiệm về điểm chấp của họ trên bảng điểm hoặc yêu cầu người chơi phải tính điểm tổng của các hố của họ. Nếu người chơi nộp bảng điểm mà trên đó họ có lỗi trong việc ghi hoặc áp dụng điểm chấp, hoặc trên đó họ có lỗi trong việc tính điểm tổng, sẽ không bị phạt. Một khi Hội đồng nhận bảng điểm từ người chơi vào cuối vòng đấu, Hội đồng có trách nhiệm:
  • Tính điểm tổng của người chơi, và
  • Tính số gậy chấp của người chơi cho giải đấu đó và sử dụng nó để tính điểm net của người chơi.
Xem Quy chế Hội đồng, Phần 8; Luật địa phương mẫu L-2 (Yêu cầu người chơi có trách nhiệm đối với điểm chấp trên bảng điểm).
3.3c

Không kết thúc hố

Người chơi phải kết thúc hố ở mỗi hố trong vòng đấu. Nếu người chơi không kết thúc hố ở bất kỳ hố nào:
  • Người chơi phải sửa lỗi đó trước khi thực hiện cú đánh để bắt đầu một hố khác, hoặc đối với hố cuối cùng của vòng đấu, trước khi nộp bảng điểm.
  • Nếu không sửa lỗi trong thời gian đó, người chơi bị truất quyền thi đấu.
Xem Luật 21.1, 21.221.3 (Luật của các thể thức đấu gậy khác (Stableford, Điểm số tối đaPar/Bogey) có cách ghi điểm khác mà người chơi không bị truất quyền thi đấu nếu họ không kết thúc hố).
XEM THÊM
Luật 1Môn thể thao golf, cách ứng xử của người chơi và luật golf
Mục đích của luật: Luật 1 giới thiệu cho người chơi các nguyên tắc chính của môn golf như sau: Sân thế nào thì chơi thế đó và bóng nằm thế nào thì ...
Đọc thêm